Thông qua Cuộc thi, Ban Tổ chức mong muốn tăng mức độ nhận diện, hiểu biết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về Bộ pháp điển và phát huy giá trị khai thác, sử dụng Bộ pháp điển - sản phẩm chính thức của Nhà nước do các bộ, ngành thực hiện, góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Theo đó, Cuộc thi khuyến khích đa dạng các đối tượng tham gia mọi nghề nghiệp, vị trí, độ tuổi, giới tính, địa lý, trình độ...; Phát huy trí tuệ cá nhân và tập thể trong cộng đồng, xã hội, bảo đảm tính tự nguyện và tự do sáng tạo của các đối tượng tham gia. Các nội dung triển khai, đề xuất bám sát nội dung, ý nghĩa, vai trò, giá trị của Bộ pháp điển Việt Nam và tuân thủ quy định về phổ biến, giáo dục pháp luật và sở hữu trí tuệ.
Đối tượng dự thi là các cá nhân, tập thể có khả năng sáng tạo Biểu trưng (LOGO) hoặc Khẩu hiệu (SLOGAN) hoặc Mô phỏng ứng dụng điện tử (APP) và tự nguyện đăng ký tham gia dự thi trong phạm vi toàn quốc. Người tham gia có thể dự thi theo cá nhân hoặc tập thể bằng hình thức gửi bài trực tiếp hoặc trực tuyến về Bộ Tư pháp. Mỗi tác giả/nhóm tác giả được dự thi tối đa 02 tác phẩm/01 nội dung thi.
Tác giả/nhóm tác giả tham gia dự thi một trong các nội dung hoặc toàn bộ các nội dung sau: Biểu trưng (LOGO) hoặc Khẩu hiệu (SLOGAN) hoặc Mô phỏng ứng dụng điện tử (APP) của Bộ pháp điển Việt Nam.
Trong đó, tác phẩm dự thi bảo đảm các yêu cầu:Về ý tưởng, đối với LOGO hoặc SLOGAN: Tác giả/nhóm tác giả được tự do triển khai các ý tưởng, bảo đảm tác phẩm dự thi có tính khái quát và tính hình tượng cao, thể hiện được ý nghĩa, vai trò, nội dung, giá trị sử dụng của Bộ pháp điển.
Nguồn: Phòng Tư pháp