Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thời gian qua, hệ thống chính sách an sinh xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, khẳng định quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội. Nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, ngày 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trong đó thấy rõ những tiện ích sau:
- Tiện ích thứ nhất là về thời gian: người dân thuộc diện được hưởng chính sách trợ cấp an sinh xã hội đảm bảo nhận trợ cấp đầy đủ, nhanh chóng, đúng số tiền theo danh sách chỉ trả do ngành Lao động, Thương binh - Xã hội cung cấp. Công tác tổ chức chỉ trả được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đảm an toàn, tiết kiệm thời gian của người nhận trợ cấp an sinh xã hội.
- Tiện ích thứ hai là về các phương thức thanh toán: Công tác chỉ trả ưu đãi an sinh xã hội được thực hiện bởi các đơn vị Nhà nước và dịch vụ bưu chính công ích bảo đảm tính chuyên nghiệp, được quản lý thống nhất, bảo đảm an toàn các nguồn tiền chi trả do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, công tác an toàn tiền mặt tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, chuyên nghiệp.
- Tiện ích thứ ba là đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt, sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu qua trong việc quản lý chỉ trả của nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Tiện tích thứ tư là nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá 2 nhân, bảo đảm chỉ trả đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, chống tham những và tội phạm kinh tế Xác định “thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào công tác phòng chống tiêu cực, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội, đảm bảo chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, trục lợi.
Cùng với việc đẩy mạnh triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, BHXH Việt Nam không ngừng hoàn thiện CSDL Quốc gia về bảo hiểm, nhằm phục vụ người tham gia BHXH, BHYT, BHYT ngày càng tốt hơn.
Đặc biệt, ngày 22/3/2024, BHXH Việt Nam và Bộ Công an đã thống nhất ban hành quy trình phối hợp triển khai thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền tảng CSDL quốc gia về dân cư nhằm vận động, tuyên truyền người dân nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, kết hợp xác minh, làm sạch dữ liệu người hưởng. Qua đó, dữ liệu của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH sẽ được đồng bộ, cập nhật thường xuyên với CSDL về dân cư, giúp tăng cường hơn nữa độ chính xác, giúp chi trả đúng người; tiến tới cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ.
Thực hiện Công văn số 864/TCTĐA06 ngày 30/5/20245 của Tổ công tác Đề án 06 thị xã Mỹ Hào về việc triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Tổ công tác Đề án 06 xã Dương Quang triển khai việc phân công cán bộ công an xã, thành viên Tổ công tác Đề án 06 phối hợp cùng cán bộ của BHXH đến các điểm chi trả hoặc đến nơi ở của người hưởng chế độ hưu trí, chế độ trợ cấp BHXH để tuyên truyền vận động ngưởi hưởng chế độ qua tài khoản kết hợp rà soát, xác thực thông tin ngưởi hưởng.
Để đảm bảo mục tiêu thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới theo tinh thần Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng như việc triển khai phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên nền cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Ủy ban nhân dân xã Dương Quang đề nghị người dân tích cực hưởng ứng phối hợp tốt với lực lượng chức năng của địa phương, hướng tới 100% người hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn xã nhận chế độ qua tài khoản, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ về chuyển đổi số và xây dựng xã Dương Quang ngày càng phát triển văn minh, hiện đại./.
Ban biên tập